Chuyển đến nội dung chính

Sử dụng Free Hosting cho website của bạn, hại nhiều hơn lợi?

 

Hiểu đúng về dịch vụ free hosting là gì?

Giống như các dịch vụ VPN miễn phí khác, dịch vụ hosting miễn phí nghĩa là các công ty kinh doanh phần mềm sẽ cung cấp không gian lưu trữ cho website của bạn nhưng không thu một khoản phí nào. Hoặc theo cách khác là có thể không thu phí bằng tiền, thay vào đó thì họ sẽ tiến hành đặt các banner quảng cáo hay thậm chí là ngầm thu thập dữ liệu web của chúng ta. 

Dịch vụ free Hosting
Dịch vụ free Hosting

Ưu và nhược điểm của free hosting

Ưu điểm 

Có một điểm lợi duy nhất nổi bật hẳn lên mà chắc bạn cũng phần nào đoán được, đó là việc sử dụng miễn phí. Trong khi bạn phải mất mấy trăm nghìn chỉ trả cho một tháng thuê hosting nhằm duy trì hoạt động của website thì giờ đây bạn vẫn được sử dụng dịch vụ đó nhưng không phải bỏ ra một đồng nào

Nhược điểm 

  • Tốc độ xử lý chậm: Thông thường các free hosting đều có cấu hình thấp (dung lượng nhỏ, băng thông hẹp, CPU yếu,…) sẽ dẫn đến tình trạng thiếu dung lượng lưu trữ, quá tải băng thông gây nghẽn mạng hoặc web bị lag trong quá trình sử dụng. Ngoài ra, vì là miễn phí nên đơn vị cung cấp hosting sẽ sử dụng những máy chủ vật lý có cấu hình khác nhau để chia sẻ hosting cho nhiều người sử dụng cùng một lúc, dẫn đến quá trình vận hành web gặp nhiều vấn đề, rủi ro, mắc nhiều lỗi.
  • Tính bảo mật không cao: đây là một vấn đề khó tránh khỏi, vì bạn không phải bỏ ra chi phí gì nên tính năng bảo mật sẽ không được chú trọng đến. Các free hosting thường lưu trữ các website độc hại, những nội dung không lành mạnh với người dùng, những quảng cáo, thông báo spam,… Hosting của bạn sẽ rất dễ bị hacker xâm nhập.
  • Không được hỗ trợ dịch vụ từ nhà cung cấp: trong quá trình sử dụng dịch vụ chắc chắn sẽ gặp nhiều khúc mắc, sự cố mà bạn không có đủ chuyên môn cũng như khả năng để giải quyết chúng. Việc sử dụng hosting miễn phí buộc bạn phải tự xử lý những vấn đề, trục trặc đó mà không nhận được bất kì sự giúp đỡ nào từ đơn vị cung cấp dịch vụ.
  • Sự bất ổn và không uy tín: chúng ta đủ hiểu rằng việc cung cấp hosting miễn phí chỉ là cái cớ để nhà cung cấp dịch vụ có thể thực hiện các mục đích của họ, chẳng hạn như  marketing, PR, kiếm tiền từ việc quảng cáo, ăn cắp dữ liệu của khách hàng để sử dụng vào những mục đích có lợi cho họ,… Vì thế, hosting của bạn có sử dụng được hay không không phải trách nhiệm của nhà cung cấp. Họ chỉ cung cấp tiếp cho bạn nếu họ thấy có lợi, còn nếu không thì sẽ đơn phương ngừng cung cấp mà không báo trước. 

Vậy đâu mới là giải pháp tốt nhất cho doanh nghiệp?

Đứng ở góc độ của một tổ chức, doanh nghiệp thì việc website vận hành ổn định là điều kiện tiên quyết. Do vậy cần phải có một hosting chất lượng nhất, tính ổn định và cấu hình cao, khả năng bảo mật tốt, được hỗ trợ chu đáo trong việc giải quyết những sự cố từ nhà cung cấp dịch vụ. Đó đều là những hạn chế mà free hosting đang gặp phải. Vậy điều có thể rút ra ở đây là gì? Bạn phải chấp nhận bỏ ra một khoản tiền nhất định trong  khả năng tài chính để đầu tư cho mình một hosting chất lượng đảm bảo để có thu được lợi ích từ nó trong việc điều hành website một cách hiệu quả và an toàn nhất. Free hosting mang tính rủi ro nhiều hơn nên thực sự không phải một lựa chọn sáng suốt dành cho bạn. 

Giải pháp tốt nhất cho doanh nghiệp
Giải pháp tốt nhất cho doanh nghiệp

Lựa chọn nơi cung cấp hosting uy tín là giải pháp tốt nhất cho các doanh nghiệp. Gợi ý cho bạn một địa chỉ cung cấp dịch vụ hosting tốt tại Hà Nội – đó là IDC Online. Tại đây có rất nhiều gói thuê mua hosting với các mức giá khác nhau để cho bạn có thể lựa chọn. Với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, IDC tự tin sẽ mang đến cho khách hàng của mình những dịch vụ tốt nhất, giá cả phải chăng nhất. Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ hotline 19006452 hoặc truy cập website: idconline.vn.

Mời bạn xem thêm tại IDC Online !

Mọi chi tiết về chương trình , thông tin dịch vụ Quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp
Web: idconline.vn
Phone: 0901.799.003 - Email: khanhtd@idconline.vn
Địa chỉ: 82 Duy Tân – P. Dịch Vọng Hậu – Q. Cầu Giấy – TP. Hà Nội

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

MÁY CHỦ LÀ GÌ? SERVER LÀ GÌ?

MÁY CHỦ LÀ GÌ? SERVER LÀ GÌ? Với tình hình phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin ngày nay, thì bất cứ một doanh nghiệp nào cũng cần một hệ thống thông tin chứ không chỉ đơn giản là dùng máy tính nữa. Để vận hành và quản lý hệ thống CNTT đó thì doanh nghiệp (hoặc cá nhân) cần phải có máy chủ (server). Nhưng không phải ai cũng hiểu khái niệm máy chủ, ngay cả những người đang sử dụng nó. Hôm nay IDC Solution sẽ giải thích khái niệm máy chủ/ Server một cách đơn giản và dễ hiểu nhất. Với tình hình phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin ngày nay, thì bất cứ một doanh nghiệp nào cũng cần một hệ thống thông tin chứ không chỉ đơn giản là dùng máy tính nữa. Để vận hành và quản lý hệ thống CNTT đó thì doanh nghiệp (hoặc cá nhân) cần phải có máy chủ (server). Nhưng không phải ai cũng hiểu khái niệm máy chủ, ngay cả những người đang sử dụng nó. Hôm nay IDC Solution sẽ giải thích khái niệm máy chủ/ Server một cách đơn giản và dễ hiểu nhất.   Vậy máy chủ (server) là gì?   Trước đây,

Cloud Server và VPS cái nào tốt hơn?

  Tư vấn nên chọn Cloud Server hay VPS? Hiện nay vẫn có rất nhiều người chưa phân biệt được sự giống và khác nhau giữa Cloud Server và VPS, và băn khoăn không biết nên lựa chọn loại hình lưu trữ nào là tốt nhất và phù hợp với mình? Bài viết dưới đây có thể sẽ giúp các bạn phân biệt được rõ hơn về hai khái niệm này. Hãy tham khảo nhé. Phân biệt sự khác biệt giữa  Cloud Server  và VPS Giới thiệu về hai loại dịch vụ Cloud Server và VPS VPS (viết tắt của cụm từ Virtual Private Server) là máy chủ ảo hoạt động nhờ chia sẻ tài nguyên từ một máy chủ vật lý. Một máy chủ vật lý có thể được chia thành nhiều các máy chủ ảo VPS nhỏ để cung cấp cho người dùng, và ở mỗi VPS đều có thể chạy OS riêng, với RAM và CPU riêng biệt. Cloud Server và VPS Cloud Server (Cloud VPS) là máy riêng chủ ảo hoạt động trên nền tảng điện toán đám mây, hay có thể hiểu là hệ thống này được thiết lập dựa trên sự kết nối của nhiều server vật lý khác nhau. Nhờ vậy mà Cloud server giúp người dùng có thể truy cập nhanh chóng t

Khái niệm, chức năng của openstack?

  1. Điện toán đám mây Điện toán đám mây là gì ? Khái niệm OpenStack Điện toán đám mây (Cloud Computing), còn gọi là điện toán máy chủ ảo, là mô hình điện toán sử dụng các công nghệ máy tính và phát triển dựa vào mạng Internet. Thuật ngữ “đám mây” ở đây là lối nói ẩn dụ chỉ mạng Internet (dựa vào cách được bố trí của nó trong sơ đồ mạng máy tính) và như một liên tưởng về độ phức tạp của các cơ sở hạ tầng chứa trong nó. Ở mô hình điện toán này, mọi khả năng liên quan đến công nghệ thông tin đều được cung cấp dưới dạng các “dịch vụ”, cho phép người sử dụng truy cập các dịch vụ công nghệ từ một nhà cung cấp nào đó “trong đám mây” mà không cần phải có các kiến thức, kinh nghiệm về công nghệ đó, cũng như không cần quan tâm đến các cơ sở hạ tầng phục vụ công nghệ đó. Cloud Computing Kiến trúc Đại bộ phận hạ tầng cơ sở của điện toán đám mây hiện nay là sự kết hợp của những dịch vụ đáng tin cậy được phân phối thông qua các trung tâm dữ liệu (data center) được xây dựng trên những máy chủ với nh