Chuyển đến nội dung chính

Khái niệm, chức năng của openstack?

 

1. Điện toán đám mây

Điện toán đám mây là gì ?

Khái niệm OpenStack
Khái niệm OpenStack

Điện toán đám mây (Cloud Computing), còn gọi là điện toán máy chủ ảo, là mô hình điện toán sử dụng các công nghệ máy tính và phát triển dựa vào mạng Internet. Thuật ngữ “đám mây” ở đây là lối nói ẩn dụ chỉ mạng Internet (dựa vào cách được bố trí của nó trong sơ đồ mạng máy tính) và như một liên tưởng về độ phức tạp của các cơ sở hạ tầng chứa trong nó.

Ở mô hình điện toán này, mọi khả năng liên quan đến công nghệ thông tin đều được cung cấp dưới dạng các “dịch vụ”, cho phép người sử dụng truy cập các dịch vụ công nghệ từ một nhà cung cấp nào đó “trong đám mây” mà không cần phải có các kiến thức, kinh nghiệm về công nghệ đó, cũng như không cần quan tâm đến các cơ sở hạ tầng phục vụ công nghệ đó.

Cloud Computing
Cloud Computing

Kiến trúc

Đại bộ phận hạ tầng cơ sở của điện toán đám mây hiện nay là sự kết hợp của những dịch vụ đáng tin cậy được phân phối thông qua các trung tâm dữ liệu (data center) được xây dựng trên những máy chủ với những cấp độ khác nhau của các công nghệ ảo hóa. Những dịch vụ này có thể được truy cập từ bất kỳ đâu trên thế giới, trong đó Đám mây là một điểm truy cập duy nhất cho tất cả các máy tính có nhu cầu của khách hàng. Các dịch vụ thương mại cần đáp ứng yêu cầu chất lượng dịch vụ từ phía khách hàng và thông thường đều đưa ra các mức thỏa thuận dịch vụ (Service level agreement). Các tiêu chuẩn mở (Open standard) và phần mềm mã nguồn mở (open source software) cũng góp phần phát triển điện toán máy chủ ảo.

Các mô hình dịch vụ

  • SaaS (Softeware as a Service): Phần mềm như một dịch vụ
  • PaaS (Platform as a Service): Nền tảng như một dịch vụ
  • IaaS (nfrastructure as a Service): Cơ sở hạ tầng như một dịch vụ

Các mô hình triển khai

  • Đám mây riêng (Private cloud): dùng trong một doanh nghiệp và không chia sẻ với người dùng ngoài doanh nghiệp đó.
  • Đám mây chung (Public cloud): là các dịch vụ trên nền tảng Cloud Computing để cho các cá nhân và tổ chức thuê, họ dùng chung tài nguyên.
  • Đám mây lai (Hybrid cloud): Là mô hình kết hợp (lai) giữa các mô hình Public Cloud và Private Cloud.

2. Openstack

Khái niệm openstack?

  • OpenStack là một platform điện toán đám mây nguồn mở hỗ trợ cả public cloud và private cloud. Nó cung cấp giải pháp xây dựng hạ tầng điện toán đám mây đơn giản, có khả năng mở rộng và nhiều tính năng phong phú.
  • Openstack là một cloud software được thiết kế để chạy trên các sản phẩm phần cứng như x86, ARM. Nó không có yêu cầu gì về đặc tính phần mềm hay phần cứng, nó tích hợp với các hệ thống kế thừa và các sản phẩm bên thứ ba
  • Từ khi mới thành lập, OpenStack được phát triển bởi NASA và Rackspace, phiên bản đầu tiên vào năm 2010. Định hướng của họ từ khi mới bắt đầu là tạo ra một dự án nguồn mở mà mọi người có thể sử dụng hoặc đóng góp. OpenStack dưới chuẩn Apache License 2.0. Vì thế phiên bản đầu tiên đã phát triển rộng rãi trong cộng đồng được hỗ trợ bởi hơn 12000 cộng tác viên trên gần 130 quốc gia, và hơn 150 công ty bao gồm Redhat, Canonical, IBM, AT&T, Cisco, Intel, PayPal, Comcast và một nhiều cái tên khác. Đến nay, OpenStack đã cho ra đời 13 phiên bản bao gồm: Austin, Bexar, Cactus, Diablo, Essex, Folsom, Grizzly, Havana, Icehouse, Juno, Kilo, Liberty, Mitaka.
OpenStack
OpenStack

Các thành phần của openstack, gồm 9 thành phần sau:

  • Compute (code-name Nova)
  • Networking (code-name Neutron)
  • Object Storage (code-name Swift)
  • Block Storage (code-name Cinder)
  • Identity (code-name Keystone)
  • Image Service (code-name Glance)
  • Dashboard (code-name Horizon)
  • Telemetry (code-name Ceilometer), Orchestration (code-name Heat)

IDC Online đang cung cấp dịch vụ Cloud, máy chủ ảo hoàn toàn mới, được xây dựng và cung cấp trên nền tảng OpenStack, đáp ứng nhu cầu của tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, quy mô.

Mọi chi tiết về chương trình , thông tin dịch vụ Quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp
Web: idconline.vn
Phone: 0901.799.003 - Email: khanhtd@idconline.vn
Địa chỉ: 82 Duy Tân – P. Dịch Vọng Hậu – Q. Cầu Giấy – TP. Hà Nội

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

MÁY CHỦ LÀ GÌ? SERVER LÀ GÌ?

MÁY CHỦ LÀ GÌ? SERVER LÀ GÌ? Với tình hình phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin ngày nay, thì bất cứ một doanh nghiệp nào cũng cần một hệ thống thông tin chứ không chỉ đơn giản là dùng máy tính nữa. Để vận hành và quản lý hệ thống CNTT đó thì doanh nghiệp (hoặc cá nhân) cần phải có máy chủ (server). Nhưng không phải ai cũng hiểu khái niệm máy chủ, ngay cả những người đang sử dụng nó. Hôm nay IDC Solution sẽ giải thích khái niệm máy chủ/ Server một cách đơn giản và dễ hiểu nhất. Với tình hình phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin ngày nay, thì bất cứ một doanh nghiệp nào cũng cần một hệ thống thông tin chứ không chỉ đơn giản là dùng máy tính nữa. Để vận hành và quản lý hệ thống CNTT đó thì doanh nghiệp (hoặc cá nhân) cần phải có máy chủ (server). Nhưng không phải ai cũng hiểu khái niệm máy chủ, ngay cả những người đang sử dụng nó. Hôm nay IDC Solution sẽ giải thích khái niệm máy chủ/ Server một cách đơn giản và dễ hiểu nhất.   Vậy máy chủ (server) là gì?   Trước đây,

Cloud Server và VPS cái nào tốt hơn?

  Tư vấn nên chọn Cloud Server hay VPS? Hiện nay vẫn có rất nhiều người chưa phân biệt được sự giống và khác nhau giữa Cloud Server và VPS, và băn khoăn không biết nên lựa chọn loại hình lưu trữ nào là tốt nhất và phù hợp với mình? Bài viết dưới đây có thể sẽ giúp các bạn phân biệt được rõ hơn về hai khái niệm này. Hãy tham khảo nhé. Phân biệt sự khác biệt giữa  Cloud Server  và VPS Giới thiệu về hai loại dịch vụ Cloud Server và VPS VPS (viết tắt của cụm từ Virtual Private Server) là máy chủ ảo hoạt động nhờ chia sẻ tài nguyên từ một máy chủ vật lý. Một máy chủ vật lý có thể được chia thành nhiều các máy chủ ảo VPS nhỏ để cung cấp cho người dùng, và ở mỗi VPS đều có thể chạy OS riêng, với RAM và CPU riêng biệt. Cloud Server và VPS Cloud Server (Cloud VPS) là máy riêng chủ ảo hoạt động trên nền tảng điện toán đám mây, hay có thể hiểu là hệ thống này được thiết lập dựa trên sự kết nối của nhiều server vật lý khác nhau. Nhờ vậy mà Cloud server giúp người dùng có thể truy cập nhanh chóng t